Tải xuống tệp GPX cho bài viết này
Từ Wikivoyage

Vị trí Hải Phòng ở Việt Nam

Hải Phòng là thành phố trực thuộc trung ương nằm ở phía Đông Bắc Bộ.

Hải Phòng là một thành phố ven biển (miền duyên hải), phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ thuộc biển Đông. Đảo Hải Nam cách huyện đảo Bạch Long Vĩ khoảng 70 km. Thành Phố cách thủ đô Hà Nội 102 km về phía Đông Đông Bắc.

Điểm cực Bắc của thành phố là xã Lại Xuân thuộc huyện Thủy Nguyên; cực Tây là xã Hiệp Hòa, huyện Vĩnh Bảo; cực Nam là xã Vĩnh Phong, huyện Vĩnh Bảo; và cực Đông là đảo Bạch Long Vĩ.

Giới thiệu[sửa]

Hải Phòng còn được gọi là Thành phố Hoa phượng đỏ, là một thành phố cảng lớn nhất phía Bắc (Cảng Hải Phòng) và công nghiệp ở miền Bắc Việt Nam nằm trong Vùng duyên hải Bắc Bộ. Hải Phòng là thành phố lớn thứ 3 của Việt Nam sau tại Việt Nam sau thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Hải Phòng còn là 1 trong 5 thành phố trực thuộc trung ương, đô thị loại 1 trung tâm cấp quốc gia, cùng với Đà Nẵng và Cần Thơ. Dân số của Hải Phòng là 2.053.493 người tính đến tháng 1/2021; mật độ dân số bình quân là 1.315  người/km2. Dân số khu vực thành thị là 932.547 người, chiếm 45,9%; nam chiếm 49,45% và nữ chiếm 50,55% dân số. Tỷ lệ tăng dân số bình quân giai đoạn 2011-2021 là 0,94%/năm, là thành phố đông dân thứ 3 ở Việt Nam. Đây là nơi có vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội, công nghệ thông tin và an ninh, quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước, trên hai hành lang - một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc. Hải Phòng là đầu mối giao thông đường sông phía Bắc. Với lợi thế bên trong cửa biển nên vận tải biển rất phát triển, đồng thời là một trong những động lực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Là Trung tâm kinh tế - khoa học - kĩ thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong 2 trung tâm phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Hải Phòng có nhiều khu công nghiệp, thương mại lớn và trung tâm dịch vụ, du lịch, giáo dục, y tế và thủy sản của vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam. Hải Phòng là một cực tăng trưởng của tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh, nằm ngoài Quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Hải Phòng còn giữ vị trí tiền trạm của miền Bắc, nơi đặt trụ sở của bộ tư lệnh quân khu 3 và Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam.

Thời tiết[sửa]

Thời tiết Hải phòng mang tính chất cận nhiệt đới ẩm ấm đặc trưng của thời tiết miền Bắc Việt Nam: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đông khô và lạnh, có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông tương đối rõ rệt. Nhiệt độ trung bình vào mùa hè vào tháng 7 là 28,3 °C, tháng lạnh nhất là tháng 1: 16,3 °C. Số giờ nắng trong năm cao nhất là các tháng mùa hè và thấp nhất vào tháng 2, độ ẩm trung bình trên 80%, lượng mưa 1600–1800 mm/năm.

So với Hà Nội, thời tiết Hải Phòng có một chút khác biệt, thành phố mát hơn khoảng gần 1 độ vào mùa hè và ấm hơn một chút về mùa đông.

Đến[sửa]

Bằng đường hàng không[sửa]

Bằng tàu điện/hỏa[sửa]

  • Tuyến tàu hỏa Hà Nội-Hải Phòng do Pháp xây dựng từ năm 1901 đến ngày 16/6/1902 thì hoàn thành và đưa vào sử dụng. Hiện được sử dụng để vận chuyển hành khách và hàng hóa, tuyến đường sắt này đang có kế hoạch được nâng cấp và điện khí hóa tuyến đường sắt này dài 102 km, gần như song song với quốc lộ 5A, đi qua địa phận các tỉnh thành: Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên,Hà Nội. Ga Hải Phòng là ga hành khách cuối cùng trên tuyến đường sắt Hà Nội- Hải Phòng. Cùng với ga Huế và ga Nha Trang, ga Hải Phòng nằm trong số ít những ga đường sắt vẫn còn giữ được nguyên vẹn nét kiến trúc thời Pháp thuộc.

Bằng ô-tô[sửa]

Từ Hà Nội đi theo quốc lộ 5 đến Hải Phòng khoảng 102 km. Các tuyến đường huyết mạch nối Hải Phòng với các tỉnh thành khác như: Quốc lộ 5, quốc lộ 10, quốc lộ 37, và các tuyến đường cao tốc như Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường cao tốc ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng - Ninh Bình. Là nơi toàn bộ các nhánh hạ lưu của sông Thái Bình đổ ra biển nên Hải Phòng có mạng lưới sông ngòi dày đặc. Chính vì điều đó, việc xây dựng cầu đường trở nên rất quan trọng đối với thành phố này.

Bằng xe buýt[sửa]

Tuyến xe buýt từ Hà Nội hoặc tuyến Thái Bình, Nam Định.

Bằng tàu thủy[sửa]

  • Uông Bí tàu sông đến bến Chợ sắt
  • Bến tàu Móng Cái, Nam Đinh...

Đi lại trong thành phố[sửa]

  • Đi bộ
  • Xe buýt
  • Xe ôm
  • Taxi
  • Thuê xe máy để đi lại khi du lịch tại Hải Phòng

Tham quan[sửa]

  • Bảo tàng Hải quân
  • Bảo tàng Hải Phòng:11 Đinh Tiên Hoàng Quận Hồng Bàng

Chơi[sửa]

Hải Phòng là thành phố tập trung lao động và nông nghiệp nông thôn nên ít chỗ vui chơi đa phần người dân cần cù chịu khó.

  • Nô-en và đầu năm lễ hội đình, chùa vãn cảnh
  • Tắm biển tại Cát Bà
  • Tắm biển Đồ sơn
  • Lễ hội Chọi trâu (mùng 9 tháng 8 ÂL), tương truyền từ thời Nguyễn hữu Cầu (Quận He)
  • Kiến An: Đồi Thiên văn (Trạm khí tượng thủy văn) dự báo thời tiết, có cây Lạc Tiên quả ăn rất thơm ngon, chữa mất ngủ.
  • Chùa Tây Đen có chợ Cố Đạo nơi bán Hải sản, cá tôm và các loại nông sản, thuốc Nam, thuốc Bắc, lá Thạch găng

Học[sửa]

  • Nuôi trồng thủy sản: bán thâm canh, quảng canh, cải tạo hồ đầm
  • Làm muối ở Đồ sơn
  • Tài Chính: Trung cấp Tài chính Kiến an, đào tạo cán bộ hệ Tại chức
  • Trại chó là trung tâm huấn luyện chó nghiệp vụ dịch vụ đào tạo thú cưng

Làm việc[sửa]

Ở đây, chúng ta nên chọn những công việc về ngành hàng hải

Mua sắm[sửa]

  • Có chợ Hàng (Chợ Phiên) họp vào ngày Chủ Nhật chuyên bán các loại gia súc, gia cầm vật nuôi... va các loại cây trồng, cây cảnh, cây giống (rau, củ, quả...) hạt giống, con giống. Dưa chuột làng Lũng ăn rất ngọt.
  • Chợ Cát Bi: mua đồ rẻ tiền và ăn uống quà vặt

Ẩm thực[sửa]

Ẩm thực Hải Phòng bình dị và dân dã, không cầu kỳ nhưng đậm đà khó quên. Nơi đây nổi tiếng với các món hải sản. Các nhà hàng hải sản ở khu vực Đồ Sơn nổi tiếng với tôm cua cá mực rất tươi và giá phải chăng. Phong cách chế biến hải sản ở Hải Phòng theo phong cách dân dã, nhấn mạnh thực chất và vị tươi ngon của nguyên liệu nhiều hơn sự cầu kỳ trong gia vị và cách chế biến. Các món ăn như bánh đa cua, bún cá, bánh mỳ cay, cơm cháy hải sản, ốc cay, nem cua bể (nem vuông), giờ đây đã quá quen thuộc và nổi tiếng. Những món ăn này có thể được tìm thấy trên đường phố của những nơi khác như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội... nhưng được thưởng thức chúng trên Thành phố Hoa phượng đỏ vẫn là lý tưởng nhất vì sự lựa chọn nguyên liệu tươi ngon cùng với những bí quyết ẩm thực riêng của người đầu bếp. Ẩm thực Hải Phòng đã từng được quảng bá sang Châu Âu tại lễ hội biển Brest 2008 (Cộng hòa Pháp) và đã gây được tiếng vang lớn. Ngoài ra, Hải Phòng còn nổi tiếng với nhiều món ăn khác như lẩu bề bề, nộm giá, thịt sam biển, sứa biển thịt Chuột đồng (chợ Ruồn) sủi dìn, bánh bèo... Một số món ăn không thể thưởng thức ở những nơi khác mà chỉ có tại Hải Phòng.

Bánh đa cua là đặc sản Hải phòng. Nấu bánh đa đỏ với canh Cua ủ bằng nồi đất với rau rút, rau muống luộc.

Giá tiền[sửa]

Bánh đa cua: 20.000 đ ~ 1 USD/bát

Trung bình[sửa]

Hạng sang[sửa]

Uống[sửa]

  • CAFE 178 Đường Nguyễn Công Hòa
  • Coffee 18 Tân Quang Minh,Tân Dương,Thị Trấn Núi Đèo

Ngủ[sửa]

  • Dragon Ocean Đồ Sơn (Khu du lịch Quốc tế Đồi Rồng), Vạn Hương, Đồ Sơn 0979220466.

Giá[sửa]

Trung bình[sửa]

Hạng sang[sửa]

An ninh[sửa]

Y tế[sửa]

Y tế Hải Phòng đang ngày càng phát triển, áp dụng các công nghệ cứu trợ tân tiến từ nước ngoài, Bệnh Viện Hữu Nghị Việt Tiệp 1 là Bệnh viện nổi bật ở Hải Phòng trong vấn đề tiên phong cứu người cứu mạng , hiện nay đã và đang mở rộng chi nhánh mới là Bệnh Viện Hữu Nghị Việt Tiệp 2 trong chuyên môn Ung Thư và các vấn đề liên quan

Liên lạc[sửa]

Ứng phó[sửa]

Điểm tiếp theo[sửa]


Bài viết này còn ở dạng sơ khai nên cần bổ sung nhiều thông tin hơn. Nó có thể không có nhiều thông tin hữu ích. Hãy mạnh dạn sửa đổi và phát triển bài viết!