Tải xuống tệp GPX cho bài viết này
3466Nhấp để xem trên bản đồ toàn màn hình
Từ Wikivoyage

Cảm báo du lịch CẢNH BÁO: Vào tháng 8 năm 2021, Taliban đã chiếm quyền kiểm soát phần lớn lãnh thổ Afghanistan, bao gồm cả Kabul và tất cả các cửa khẩu biên giới. Các mối đe dọa không thể đoán trước và tình hình có thể thay đổi rất nhanh chóng.

Các chuyến bay chỉ được khai thác cho mục đích sơ tán, và có thể bị huỷ mà không cần báo trước. Các cơ sở sân bay là mục tiêu chính của cuộc tấn công khủng bố. Du lịch ở Afghanistan ở thời điểm này là cực kỳ nguy hiểm. Hầu hết các đại sứ quán đã bị đóng cửa. Bạn có thể không nhận được hỗ trợ lãnh sự. Nhiều quốc gia đã khuyến cáo công dân của họ nên rời đi ngay lập tức.

Afghanistan
Vị trí
Quốc kỳ
Thông tin cơ bản
Thủ đô Kabul
Chính phủ Cộng hòa Hồi giáo
Tiền tệ Afghani (AFN)
Diện tích 647.500 km2
Dân số 30.419.928 (ước tính tháng 6, 2012)
Ngôn ngữ Tiếng Ba Tư (Dari) 50%, Pashto 35%, ngôn ngữ Turkic (chủ yếu Uzbek và Turkmen) 11%, 30 ngôn ngữ nhỏ (chủ yếu Balochi và Pashai) 4%, much bilingualism
Tôn giáo Hồi giáo dòng Sunni 80%, Hồi giáo dòng Shi'a 19%, khác 1%
Hệ thống điện 220V/50Hz +/-50%
Mã số điện thoại +93
Internet TLD .af
Múi giờ UTC+4.5

Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan là một quốc gia nằm giữa lục địa Châu Á, có tên cũ là Nhà nước Hồi giáo Afghanistan. Tùy theo trường hợp nước này có thể bị coi là thuộc Trung và/hay Nam Á cũng như Trung Đông. Về mặt tôn giáo, ngôn ngữ, dân tộc và địa lý nước này có quan hệ với hầu hết các quốc gia láng giềng. Afghanistan có đường biên giới dài với Pakistan ở phía nam và phía đông, Iran ở phía tây, Turkmenistan, UzbekistanTajikistan ở phía bắc, và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ở khu vực viễn đông bắc. Cái tên Afghanistan có nghĩa "Vùng đất của người Afghan".

Tổng quan[sửa]

Afghanistan bao gồm nhiều nhóm sắc tộc, và nằm ở ngã tư đường giữa Đông và Tây. Nước này từng là một trung tâm thương mại và di cư cổ đại. Vùng này cũng đã trải qua nhiều lần bị xâm lược và chinh phục, gồm cả từ Đế quốc Ba Tư, Alexandros Đại đế, người Ả Rập Hồi giáo, các dân tộc người Turk và những người du mục Mông Cổ, Đế quốc Anh, Liên bang Xô Viết và cả Hoa Kỳ.

Ahmad Shah Durrani đã tạo lập đất nước Afghanistan ở giữa thế kỷ 18 với tư cách một quốc gia lớn, có thủ đô tại Kandahar. Sau đó, đa phần lãnh thổ quốc gia đã bị nhượng lại cho các quốc gia xung quanh ở đầu thế kỷ 20, sau những cuộc xung đột khu vực. Ngày 19 tháng 8 năm 1919, sau cuộc chiến tranh Anh-Afghan lần thứ ba, đất nước này đã giành lại độc lập hoàn toàn từ Anh Quốc về đối ngoại.

Từ năm 1978, Afghanistan đã phải trải qua một cuộc nội chiến kéo dài và đẫm máu, với sự can thiệp từ nước ngoài dưới hình thức Chiến tranh Xô viết tại Afghanistan và cuộc xung đột năm 2001 với Hoa Kỳ trong đó chính phủ Taliban cầm quyền đã bị lật đổ. Tháng 12 năm 2001, Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc đã cho phép thành lập một Lực lượng Hỗ trợ An ninh quốc tế (ISAF). Lực lượng này, gồm binh lính NATO, đã hỗ trợ chính phủ của Tổng thống Hamid Karzai trong việc thiết lập an ninh trên toàn quốc. Năm 2005, Hoa Kỳ và Afghanistan đã ký kết một thoả thuận đối tác chiến lược cam kết mối quan hệ lâu dài giữa hai quốc gia. Cùng lúc ấy, khoảng 30 tỷ dollar Mỹ cũng đã được cộng đồng quốc tế rót vào cho việc tái thiết đất nước. Afghanistan lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 16 tháng 9 năm 1974.

Lịch sử[sửa]

Địa lý[sửa]

Afghanistan là một nước nhiều đồi núi nằm kín trong lục địa tại vùng Trung Á, với các đồng bằng ở phía bắc và phía tây nam. Điểm cao nhất là Nowshak, độ cao 7.485 m (24.557 ft) trên mực nước biển. Phần lớn lãnh thổ có khí hậu khô và nguồn nước ngọt rất hạn chế. Afghanistan có khí hậu lục địa, với mùa hè nóng và mùa đông lạnh. Tại đất nước này thường xảy ra những trận động đất nhỏ, chủ yếu ở những vùng núi phía đông bắc Hindu Kush.

Với diện tích 647.500 km² (249.984 mi²), Afghanistan là nước lớn thứ 41 trên thế giới (sau Myanma). Nước này hơi nhỏ hơn tiểu bang Texas của Hoa Kỳ.

Các nguồn tài nguyên thiên nhiên quốc gia gồm vàng, bạc, đồng, kẽm và quặng sắt ở những vùng đông nam; đá quý và bán quý như lapis, ngọc lục bảo và azure ở vùng đông bắc; và tiềm năng dầu mỏ cùng khí gas khá lớn ở phía bắc. Đất nước này cũng có than, chromite, đá tan, barites, sulfur, chì, và muối. Tuy nhiên, những nguồn tài nguyên khoáng sản và năng lượng khá quan trọng đó phần lớn vẫn chưa được khai thác vì những ảnh hưởng của cuộc xâm lược Xô viết và cuộc nội chiến sau đó. Những kế hoạch hiện đang được triển khai nhằm khai thác chúng trong tương lai.

Chính trị[sửa]

Chính trị Afghanistan từ lâu đã bao gồm nhiều cuộc tranh giành quyền lực, đảo chính đẫm máu, và những cuộc chuyển giao quyền lực trong tình trạng bất ổn. Ngoại trừ một military junta (hội đồng thủ lĩnh quân sự), đất nước này đã trải qua hầu như tất cả các hệ thống chính phủ trong thế kỷ qua, từ quân chủ, cộng hòa, chính trị thần quyền tới quốc gia cộng sản. Hiến pháp được Loya jirga 2003 phê chuẩn đã quy định chính phủ theo hình thức nhà nước Cộng hòa Hồi giáo gồm ba nhánh, (hành pháp, lập pháp và tư pháp).

Tổng thống hiện thời của Afghanistan là Hamid Karzai, được bầu tháng 10 năm 2004. Quốc hội hiện tại được bầu năm 2005. Trong số những đại biểu có cả các cựu thành viên mujahadeen, Taliban, cộng sản, những người cải cách, và Những người theo trào lưu chính thống Hồi giáo. 28% đại biểu là phụ nữ, lớn hơn 3% so với con số 25% tối thiểu do hiến pháp quy định. Điều này khiến Afghanistan, một nước từ lâu đã nổi tiếng về sự đàn áp phụ nữ thời Taliban, trở thành một trong những nước đứng đầu về số đại biểu nữ giới.

Vùng[sửa]

Thành phố[sửa]

  • Kabul - ở phía đông, thành phố thủ đô.
  • Bamiyan - Tàn tích của tượng Phật. Từng được coi là một trong những kỳ quan của thế giới, những chạm khắc đá cao đã bị phá hủy bởi quân Taliban trong một hành động phá hoại văn hóa nổi tiếng.
  • Ghazni - ở phía đông, giữa Kabul và Kandahar.
  • Herat - ở phía tây, cửa ngõ vào Iran, có ảnh hưởng mạnh mẽ Ba Tư và một số di tích lịch sử thú vị.
  • Jalalabad - ở phía đông, giữa Kabul và đèo Khyber.
  • Kandahar - một thành phố chịu ảnh hưởng của Taliban ở miền Nam, không an toàn cho du lịch vào thời điểm này.
  • Kunduz - Một thành phố lớn ở phía đông bắc, và qua điểm đến Tajikistan.
  • Mazar-e Sharif - quê hương của Nhà thờ Hồi giáo xanh ấn tượng lát gạch, và điểm để đi qua Uzbekistan.

Các điểm đến khác[sửa]

Đến[sửa]

Công dân mang hộ chiếu phổ thông Việt Nam được cấp visa lúc đến miễn lệ phí, và mang hộ chiếu công vụ được miễn visa. Hầu hết du khách cần xin visa trước, và cách dễ xin hơn bạn mong đợi. Xem trang web của Bộ ngoại giao nước này để biết thêm chi tiết [1].

Bằng đường hàng không[sửa]

Bằng tàu hỏa[sửa]

Bằng ô-tô[sửa]

Bằng buýt[sửa]

Bằng tàu thuyền[sửa]

Đi lại[sửa]

Ngôn ngữ[sửa]

Theo CIA factbook các ngôn ngữ được sử dụng ở Afghanistan gồm: tiếng Ba Tư (chính thức được gọi là Dari, nhưng được biết đến rộng hơn dưới cái tên Farsi) 50% và Pashto 35%; cả hai đều là các ngôn ngữ Indo-European từ tiểu hệ ngôn ngữ Iran. Tiếng Pashto và Ba Tư là các ngôn ngữ chính thức của quốc gia. Tiếng Hazaragi, của cộng đồng thiểu số Hazara, là một thổ ngữ của tiếng Ba Tư. Các ngôn ngữ khác gồm các ngôn ngữ Turkic (chủ yếu là Uzbek và Turkmen) 9%, cũng như 30 ngôn ngữ nhỏ khác chiếm 4% (chủ yếu gồm Balochi, Nuristani, Pashai, Brahui, các ngôn ngữ Pamir, Hindko, Hindi/Urdu, vân vân.). Số người thạo nhiều ngôn ngữ rất đông.

Mua sắm[sửa]

Chi phí[sửa]

Thức ăn[sửa]

Đồ uống[sửa]

Chỗ nghỉ[sửa]

Học[sửa]

Làm[sửa]

An toàn[sửa]

Y tế[sửa]

Tôn trọng[sửa]

Liên hệ[sửa]



Bài viết này còn ở dạng sơ khai nên cần bổ sung nhiều thông tin hơn. Nó có thể không có nhiều thông tin hữu ích. Hãy mạnh dạn sửa đổi và phát triển bài viết!