Tải xuống tệp GPX cho bài viết này
Từ Wikivoyage

Bình Định là một tỉnh của Việt Nam.

Tổng quan[sửa]

Vị trí Bình Định ở Việt Nam
Cụm tháp Bánh Ít

Bình Định là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, có trung tâm hành chính là thành phố cảng Quy Nhơn nằm cách Hà Nội 1.065 km về phía bắc và cách Thành phố Hồ Chí Minh 649 km về phía nam.

Lịch sử[sửa]

Bình Định đời nhà Tần, Hán là huyện Tượng Lâm thuộc quận Nhật Nam, năm 137 người trong quận làm chức Công Tào tên là Khu Liên đã giết viên huyện lệnh chiếm đất và tự phong là Lâm Ấp vương. Đời nhà Tùy (605) dẹp Lâm Ấp đặt tên là Xung Châu, sau đó lại lấy tên cũ là Lâm Ấp. Năm 803, nhà Đường bỏ đất này và nước Chiêm Thành của người Chăm ra đời, đất này được đổi là Đồ Bàn, Thị Nại. Năm 1602, chúa Nguyễn Hoàng cho đổi phủ Hoài Nhơn thành phủ Quy Nhơn thuộc dinh Quảng Nam. Năm 1651, chúa Nguyễn Phúc Tần, đã đổi tên phủ Quy Nhơn thành phủ Quy Ninh. Năm 1742, chúa Nguyễn Phúc Khoát cho lấy lại tên cũ là Quy Nhơn. Năm 1744, chúa Nguyễn Phúc Khoát đặt các đạo làm dinh, nhưng cấp phủ vẫn giữ nguyên. Phủ Quy Nhơn vẫn thuộc về dinh Quảng Nam, đặt các chức tuần phủ và khám lý để cai trị. Phủ lỵ dời ra phía Bắc thành Đồ Bàn, đóng tại thôn Châu Thành (nay là phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn). Năm 1725, ở phủ Quy Nhơn đặt các chức quan trông coi: Chánh hộ, Khám lý, Đề đốc, Đề lãnh, Ký lục, Cai phủ, Thư ký, mỗi chức đặt một người; mỗi huyện đặt cai tri, thư ký, mỗi chức một người và 2 viên lục lại; mỗi tổng có cai tổng.

Từ 1773 đến 1797, nhà Tây Sơn chiếm cứ đất này, sau khi lấy lại đất này Nguyễn Ánh đổi tên đất này là dinh Bình Định, sai Võ Tánh và Ngô Tùng Châu trấn thủ và đặt quan cai trị gọi là Lưu Thủ, Cai Bộ, Ký Lục. Năm 1808 đổi dinh Bình Định thành trấn Bình Định. Năm 1814, vua Gia Long cho xây dựng lại thành Bình Định mới, ngày nay ở thị trấn Bình Định, nằm về phía đông nam và cách thành cũ khoảng 5 km ở phía gần sông Côn. Sau khi xây xong cho chuyển toàn bộ nhà cửa về thành mới này. Năm 1825 đặt tri phủ Quy Nhơn, năm 1831 lại đổi thành phủ Hoài Nhơn. Năm 1832 tách huyện Tuy viễn thành hai huyện Tuy Viễn và Tuy Phước, tách huyện Phù Ly thành hai huyện Phù Mỹ và Phù Cát đồng thời Bình Định và Phú Yên thành liên tỉnh Bình Phú, sau đó bỏ liên tỉnh này. Năm 1888 đặt huyện Bình Khê. Vào năm 1885 Bình Định là một tỉnh lớn ở Trung Kỳ, nhiều vùng đất của Gia Lai - Kon Tum còn thuộc về Bình Định.

Năm 1890, Pháp sát nhập thêm Phú Yên vào tỉnh Bình Định thành tỉnh Bình Phú, tỉnh lỵ là Quy Nhơn. Nhưng đến năm 1899, Phú Yên tách ra khỏi Bình Phú. Năm 1905, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập tỉnh tự trị Pleikou Derr, tỉnh lỵ đặt tại làng Pleikan Derr của dân tộc Gia Lai. Địa bàn tỉnh Pleikou Derr bao gồm các vùng cư trú của đồng bào thiểu số Xơ đăng, Bana, Gialai tách từ tỉnh Bình Định ra. Năm 1907 xoá bỏ tỉnh Pleikou Derr. Toàn bộ đất đai của tỉnh này chia làm hai phần: một là Đại lý Kontum cho sát nhập trở lại tỉnh Bình Định và đặt dưới sự cai trị của Công sứ Bình Định; một gọi là Đại lý Cheo Reo, cho sát nhập vào tỉnh Phú Yên và đặt dưới sự cai trị của Công sứ Phú Yên. Năm 1913, thực dân Pháp lại sát nhập Phú Yên vào Bình Định thành tỉnh Bình Phú và thành lập tỉnh Kontum làm tỉnh riêng; địa bàn tỉnh Kontum bao gồm Đại lý Kontum tách từ tỉnh Bình Định, Đại lý Cheo Reo tách từ tỉnh Phú Yên và Đại lý Đắc Lắc. Ngày 28 tháng 3 năm 1917 cắt tổng Tân Phong và tổng An Khê thuộc cao nguyên An Khê, tỉnh Bình Định, sát nhập vào tỉnh Kontum. Năm 1921, thực dân Pháp cắt tỉnh Phú Yên ra khỏi tỉnh Bình Định và kéo dài cho đến năm 1945.

Thời Việt Nam Cộng hòa đổi các huyện thành quận, tỉnh Bình Định có 11 quận, 1 thị xã, trong đó có 4 quận miền núi. Tháng 2 năm 1976, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam ra nghị định về việc giải thể khu, hợp nhất tỉnh ở miền Nam Việt Nam theo đó hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định hợp nhất thành tỉnh Nghĩa Bình. Năm 1989, Bình Định tách ra từ tỉnh Nghĩa Bình để tái lập lại tỉnh và kéo dài như vậy cho đến nay.

Cảnh quan[sửa]

Hệ động và thực vật[sửa]

Khí hậu[sửa]

Khí hậu Bình Định có tính chất nhiệt đới ẩm, gió mùa. Do sự phức tạp của địa hình nên gió mùa khi vào đất liền đã thay đổi hướng và cường độ khá nhiều. Nhiệt độ không khí trung bình năm ở khu vực miền núi biến đổi 20,1 - 26,1 °C, cao nhất là 31,7 °C và thấp nhất là 16,5 °C. Tại vùng duyên hải, nhiệt độ không khí trung bình năm là 27,0 °C, cao nhất 39,9 °C và thấp nhất 15,8 °C. Độ ẩm tuyệt đối trung bình tháng trong năm tại khu vực miền núi là 22,5 - 27,9% và độ ẩm tương đối 79-92%; tại vùng duyên hải độ ẩm tuyệt đối trung bình là 27,9% và độ ẩm tương đối trung bình là 79%.

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12. Riêng đối với khu vực miền núi có thêm một mùa mưa phụ tháng 5 - 8 do ảnh hưởng của mùa mưa Tây Nguyên. Mùa khô kéo dài tháng 1 - 8. Đối với các huyện miền núi tổng lượng mưa trung bình năm 2.000 - 2.400 mm. Đối với vùng duyên hải tổng lượng mưa trung bình năm là 1.751 mm. Tổng lượng mưa trung bình có xu thế giảm dần từ miền núi xuống duyên hải và có xu thế giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

Bình Định nằm ở miền Trung Trung bộ Việt Nam, đây là miền thường có bão đổ bộ vào đất liền. Hàng năm trong đoạn bờ biển từ Quảng Nam - Đà Nẵng đến Khánh Hòa trung bình có 1,04 cơn bão đổ bộ vào. Tần suất xuất hiện bão lớn nhất tháng 9 - 11.

Đến như thế nào[sửa]

Ga Diêu Trì
Cảng Quy Nhơn

Bằng hàng không[sửa]

Có thể đến Bình Định bằng các chuyến bay nội địa từ Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội tại sân bay Phù Cát. Phù Cát là một trong những sân bay lớn và có các tiêu chí kỹ thuật tốt nhất của khu vực Miền Trung và Tây Nguyên và có khả năng tiếp nhận các máy bay loại lớn như Airbus A330, Boeing 737, Boeing 777...

Các đường bay đang khai thác:

  • Vietnam Airlines: Chặng Quy Nhơn - Thành phố Hồ Chí Minh - Quy Nhơn với tần suất 14 chuyến/tuần bằng máy bay Airbus 321.
  • Vietnam Airlines: Chặng Quy Nhơn - Hà Nội - Quy Nhơn với tần suất 7 chuyến/tuần bằng máy bay Airbus 321.
  • Air Mekong: Chặng Quy Nhơn - Thành phố Hồ Chí Minh - Quy Nhơn với tần suất 7 chuyến/tuần bằng máy bay Bombardier CRJ-900.

Bằng tàu điện/hỏa[sửa]

Ga Diêu Trì đóng tên địa bàn thuộc thị trấn Diêu Trì, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, là một trong những ga lớn trên tuyến đường sắt Bắc Nam. Ga nằm cách quốc lộ 1A khoảng 600m và cũng tiếp giáp với quốc lộ 19 từ tỉnh Bình Định lên các tỉnh Tây Nguyên, vì vậy có 1 vị trí rất quan trọng trong việc vận chuyển hành khách và hàng hóa đi các tỉnh Bắc Nam hàng ngày. Tại Ga Diêu Trì, có 1 đường tàu khác dẫn về Ga Quy Nhơn thuộc trung tâm thành phố Quy Nhơn (cách Ga Diêu Trì khoảng 16 km).

Bằng ô-tô[sửa]

Quốc lộ 1A chạy qua Quy Nhơn theo hướng Bắc Nam, dài 15.6 km, cách trung tâm 15 km về hướng tây thành phố. Quốc lộ 1D nối thành phố Quy Nhơn với T.X Sông Cầu - tỉnh Phú Yên,dài 24.5 km. Quốc lộ 19 nối Gia Lai và các tỉnh Tây Nguyên với Quy Nhơn. Có nhiều nhà xe từ Bến xe Miền Đông tại Thành phố Hồ Chí Minh đi Bình Định. Ngoài ra, do nằm trên QL 1A nên có thể đến Bình Định từ mọi miền. Đường xá thông thoáng, rộng rãi nên thích hợp thuê xe tự lái Quy Nhơn để vivu mọi nẻo đường.

Bằng buýt[sửa]

Từ bên ngoài tới Bình Định chỉ có tuyến T9 - xe buýt Bình Định: Quy Nhơn - Sông Cầu - Chí Thạnh (Phú Yên)

  • Hành trình tuyến T9 (cự ly 68,5 km): Siêu Thị Quy Nhơn - ĐH Quy Nhơn - BV Quân Y 13 - BX Trung Tâm Quy Nhơn - Quốc Lộ 1D - Bãi Bàu - Bãi Dại - Bãi Xép - QL 1A - Xuân Cảnh - TX Sông Cầu - Chí Thạnh và ngược lại.

Bằng tàu thủy[sửa]

Cảng Quy Nhơn.

Chi phí/Giấy phép[sửa]

Chi phí rẻ. Không cần giấy phép.

Đi lại[sửa]

Các tuyến xe buýt:

  • Tuyến 1: Trần Quý Cáp - Suối Mơ
    • Hành trình tuyến T1 (cự ly tuyến 21 km): Trần Quý Cáp (Chợ Lớn) - ĐH Quang Trung - Trần Hưng Đạo - CĐ Bình Định - Hùng Vương - Ngã 3 Phú Tài - Ngã 3 Hầm Dầu - Khu CN Phú Tài - Trường Lâm Nghiệp - Suối Mơ và ngược lại.
    • Giá vé: Giá vé suốt tuyến các tuyến T1: 8.000 đồng/người/lượt. Giá vé tháng tuyến T1: 215.000 đồng/tháng.
  • Tuyến T2: Chợ Lớn - Trường Lâm nghiệp
    • Hành trình tuyến T2 (cự ly tuyến 23 km): Chợ Lớn - Trường chính trị Tỉnh - Lê Hồng Phong - Sân Vận Động Quy Nhơn - CV Quang Trung - Lý Thường Kiệt - Nguyễn Thái Học - An Dương Vương - ĐH Quy Nhơn - BV Quân Y 13 - Bến Xe Trung Tâm - Tây Sơn - Trường dạy lái xe - Ngã 3 Phú Tài - QL 1A - Trường Lâm Nghiệp và ngược lại.
    • Giá vé: Giá vé suốt tuyến các tuyến T2: 8.000 đồng/người/lượt. Giá vé tháng tuyến T2: 215.000 đồng/tháng.
  • Tuyến T3: Đường 31.3-Trường Lâm Nghiệp
    • Hành trình tuyến T3 (cự ly 27 km): Chợ Lớn - Lê Thánh Tôn - BV Đa Khoa Tỉnh - Nguyễn Tất Thnh - Siêu Thị Quy Nhơn - CV Quang Trung - Phan Đình Phùng - Đống Đa - Trần Hưng Đạo - Ngã 3 Ông Thọ - QL 19 - Ngã 4 Tuy Phước - Tỉnh lộ 640 - Cầu Ông Đô - Ga Diêu Trì - Phú Tài - Trường Lâm Nghiệp và Ngược lại.
    • Giá vé: Giá vé suốt tuyến các tuyến T3: 8.000 đồng/người/lượt. Giá vé tháng tuyến T3: 215.000 đồng/tháng
  • Tuyến T4: Cảng Thị Nại - Gò Găng
    • Hành trình tuyến T4 (cự ly 35 km): Cảng Thị Nại - Trần Hưng Đạo - BV Đa khoa TP Quy Nhơn - ĐH Quang Trung - Lê Lợi - Nguyễn Huệ - BV Đa Khoa Tỉnh - Nguyễn Tất Thành - Siêu Thị Quy Nhơn - Hội chợ triển lãm - Lý Thường Kiệt - CV Quang Trung - Ỷ Lan - Đống Đa - Trần Hưng Đạo - Cao Đẳng Bình Định - Hùng Vương - Ngã 3 Phú Tài - Ngã 3 Diêu Trì - Ga Diêu Trì - Ngã 4 Cầu Bà Di - Bình Định - Đập Đá - Gò Găng và ngược lại.
    • Giá vé: Giá vé suốt tuyến các tuyến T4: 18.000 đồng/người/lượt. Giá vé tháng tuyến T4: 215.000 đồng/tháng.
  • Tuyến T5: Cụm TTCN Quang Trung (tuyến chạy nội thành)
    • Hành trình tuyến T5 (cự ly 9,5 km): Chợ Xóm Tiêu - Thành Thái - Hoàng Văn Thụ - Tây Sơn - Bến Xe Trung Tâm - An Dương Vương - ĐH Quy Nhơn - Lê Duẩn - Siêu Thị Quy Nhơn - BV Đa Khoa Tỉnh - Lê Lợi - Trần Hưng Đạo - ĐH Quang Trung - BV Đa Khoa Thành Phố - Khu 1 và ngược lại.
    • Giá vé: Giá vé suốt tuyến các tuyến T5: 5.000 đồng/người/lượt. Giá vé tháng tuyến T5, người lớn: 175.000 đồng/tháng, học sinh, sinh viên: 135.000 đồng/tháng.
  • Tuyến T6: Quy Nhơn-Đồng Phó (Tây Sơn)
    • Hành trình tuyến T6 (cự ly 63,5 km): Chợ Lớn - Lê Thánh Tôn - Chợ Cháo - BV Đa Khoa Tỉnh - Siêu Thị - CV Quang Trung - Ỷ Lan - Đống Đa - Trần Hưng Đạo - Ngã 3 Ông Thọ - QL 19 - Ngã 4 Tuy Phước - Cầu Bà Di - Phú Phong - Đồng Phó - Cầu 16 và ngược lại.
    • Giá vé: Giá vé suốt tuyến các tuyến T6: 26.000 đồng/người/lượt
  • Tuyến T6B: Cầu 16-Vĩnh Hảo (Vĩnh Thạnh)
    • Hành trình tuyến T6B (cự ly 20 km): Cầu 16 - Tỉnh lộ 637 - Định Bình - Vĩnh Thạnh - Vĩnh Hảo và ngược lại.
    • Giá vé: Giá vé suốt tuyến các tuyến T6B: 16.000 đồng/người/lượt
  • Tuyến T7: Quy Nhơn - Gò Bồi (Tuy Phước) - Cát Tiến (Phù Cát)
    • Hành trình tuyến T7 (cự ly 40 km): Chợ Lớn - ĐH Quang Trung - Lê Lợi - BV Đa Khoa Tỉnh - Siêu Thị Quy Nhơn - An Dương Vương - ĐH Quy Nhơn - BV Quân Y 13 - BX Trung Tâm Quy Nhơn - Tây Sơn - Trường Dạy Lái Xe - Ngã 3 Phú Tài - Diêu Trì - Ga Diêu Trì - Cầu Ông Đô - Ngã 4 Tuy Phước - Gò Bồi - Chùa Ông Núi - Cát Tiến và ngược lại.
    • Giá vé: Giá vé suốt tuyến các tuyến T7: 18.000 đồng/người/lượt. Giá vé tháng tuyến T7: 215.000 đồng/tháng.
  • Tuyến T8: Quy Nhơn-Diêu Trì-Vân Canh
    • Hành trình tuyến T8 (cự ly 43 km): Siêu Thị Quy Nhơn - ĐH Quy Nhơn - BV Quân Y 13 - BX Trung Tâm - Trường Dạy Lái Xe - Ngã 3 Phú Tài - Ngã 3 Diêu Trì - Phước An - Canh Vinh - Vân Canh và ngược lại.
    • Giá vé: Giá vé suốt tuyến các tuyến T8: 22.000 đồng/người/lượt
  • Tuyến T9: Quy Nhơn - Chí Thạnh (Phú Yên)
    • Hành trình tuyến T9 (cự ly 68,5 km): Siêu Thị Quy Nhơn - ĐH Quy Nhơn - BV Quân Y 13 - BX Trung Tâm Quy Nhơn - Quốc Lộ 1D - Bãi Bàu - Bãi Dại - Bãi Xép - QL 1A - Xuân Cảnh - TX Sông Cầu - Chí Thạnh và ngược lại.
    • Giá vé: Giá vé suốt tuyến các tuyến T9: 26.000 đồng/người/lượt
  • Tuyến 12: Quy Nhơn - Tam Quan
    • Hành trình tuyến T12: Siêu thị Quy Nhơn - Nguyễn Tất Thành - An Dương Vương - ĐH Quy Nhơn - Bệnh viện Quân Y 13 - Tây Sơn - Bến xe trung tâm tỉnh - Hùng Vương - Ngã 3 Phú Tài - Quốc lộ 1A - Diêu Trì - Đập Đá - Gò Găng - Phù Cát - Phù Mỹ - Bồng Sơn - Tam Quan và ngược lại.
    • Giá vé: Giá vé suốt tuyến T12: 39.000 đồng/người/lượt.
  • Tuyến xe buýt Phù Cát - Quy Nhơn
    • Hành trình: Chợ Gồm - Phù Cát-An Nhơn - Tuy Phước - Trung tâm thương mại Quy Nhơn
    • Cự ly: 45 km. Thời gian hành trình 90 phút. Trạm đỗ: 2 trạm. Trạm dừng: 57 trạm.

Tham quan[sửa]

  • Thành Hoàng Đế.
  • Thành Thị Nại.
  • Tháp Bình Lâm.
  • Tháp Bánh Ít.
  • Tháp Cánh Tiên.
  • Tháp Đôi.
  • Tháp Thủ Thiện.
  • Tháp Dương Long.
  • Tháp Phú Lốc.
  • Chùa Long Khánh.
  • Chùa Sơn Long.
  • Chùa Thập Tháp.
  • Chùa Nhạn Sơn.
  • Chùa Linh Phong.
  • Chùa Hang.
  • Nhà thờ Chánh tòa Quy Nhơn.
  • Đền thờ Đào Duy Từ.
  • Lăng Mai Xuân Thưởng.
  • Đền thờ Tăng Bạt Hổ - Hoài Ân.
  • Khu di tích Chi bộ Vạn Đức - Ân Tín, Hoài Ân.
  • Gành Ráng.
  • Hầm Hô.
  • Bãi biển Quy Hòa.
  • Núi Bà.
  • Bãi biển Nhơn Lý - Cát Tiến.
  • Đầm Thị Nại,bán đảo Phương Mai.
  • Suối khoáng nóng Hội Vân.
  • Hồ Núi Một.
  • Cù Lao Xanh (đảo Nhơn Châu)
  • Mũi Vi Rồng
  • Cầu Thị Nại

Làm[sửa]

Mua sắm[sửa]

Chợ cá Quy Nhơn

Quà:

Một số địa điểm mua sắm:

  • Siêu thị Vinatex Tây Sơn. Ngã 3 Quốc Lộ 19 - Nguyễn Huệ, Phú Phong, Tây Sơn. Điện thoại: 0563 880 550 - 350
  • Siêu thị vinatex Tam Quan. Cụm Công Nghiệp Sạch Tam Quan, Khối 5, Tam Quan, Hoài Nhơn. Điện thoại: 0563.865779. Email: sttq@vinatexmart.vn
  • Siêu thị Quy Nhơn. 52A, Tăng Bạt Hổ, Lê Lợi, Qui Nhơn (Lầu 4, TTTM Chợ Lớn Qui Nhơn). Điện thoại: 056.3826779 - 056.3826777. Email: stquynhon@vinatexmart.vn
  • Siêu thị Metro Quy Nhơn Bình Định. Quốc Lộ 1D, Ghềnh Ráng, Quy Nhơn. Điện thoại: (056) 3 546 246. Fax: (056) 3 546 246. Email: quynhon@metro.com.vn. Website: http://www.metro.com.vn

Ngoài ra còn có các chợ địa phương như Quy Nhơn, Tây Sơn, Hoài Nhơn...

Ăn[sửa]

Một số món ăn tại Bình Định:

  • Cá chua nước lợ (Đề Gi - Phù Cát)
  • Bánh tráng nước dừa (Tam Quan)
  • Bún Song Thằn
  • Bánh hỏi, nem chả Chợ Huyện
  • Bánh ít lá gai
  • Bánh tráng Trung Thành
  • Cá "Bò Gù" - Cá ngừ đại dương Hoài Nhơn

Một số nhà hàng:

  • Nhà hàng Du lịch Thủy Tiên. Cầu Đống Đa 2, Quy Nhơn. Tel: (84-56) 382 4139
  • Nhà hàng Hoàng Long. Diêu Trì, Tuy Phước. Tel: (84-56) 383 3796
  • Nhà hàng Hương Biển. Thiện Chánh 1, Tam Quan Bắc, Hoài Nhơn. Tel: (84-56) 386 5206
  • Nhà hàng Ngọc Liên. 268 Lê Hồng Phong, Quy Nhơn. Tel: (84-56) 382 3355
  • Nhà hàng Ngọc Sương. 82 Diên Hồng, Quy Nhơn. Tel: (84-56) 382 0899
  • Nhà hàng Nhật Tân. 39 Ỷ Lan, Quy Nhơn. Tel: (84-56) 381 3677
  • Nhà hàng Phương Nam. 88 Nguyễn Huệ, Quy Nhơn. Tel: (84-56) 384 6506
  • Nhà hàng Quân Vương. 01 Điện Biên Phủ, Quy Nhơn. Tel: (84-56) 382 3910
  • Nhà hàng Quê Hương 1. 125 Tăng Bạt Hổ, Quy Nhơn. Tel: (84-56) 381 3797
  • Nhà hàng Sanh Phương. 251 Lê Hồng Phong, Quy Nhơn. Tel: (84-56) 382 1195
  • Nhà hàng Thanh Hương. 67 Phan Đình Phùng, Quy Nhơn. Tel: (84-56) 382 1688
  • Nhà hàng Thanh Tuyền. 677 Nguyễn Thái Học, Quy Nhơn. Tel: (84-56) 384 7307
  • Nhà hàng Thu Hồng. 189 Tăng Bạt Hổ, Quy Nhơn. Tel: (84-56) 382 1176
  • Nhà hàng Vị Thủy. 02 Cao Bá Quát, Quy Nhơn. Tel: (84-56) 382 9862

Uống[sửa]

Ngủ[sửa]

Chỗ ở[sửa]

  • Khách sạn Hải Âu (Seagull Hotel). 489 An Dương Vương, Quy Nhơn. Điện thoại: 3846 377 Fax: 3846 926
  • Khách sạn Sài Gòn - Quy Nhơn. 24 Nguyễn Huệ, Quy Nhơn. Điện thoại: 3829 922/ 3828 235 Fax: 3828 128
  • Khu du lịch Life Weellness Resort Quy Nhơn. Ghềnh Ráng, Bãi Dài, Quy Nhơn. Điện thoại: 3840 132 Fax: 3840 138
  • Khu nghỉ dưỡng Hoàng Anh Quy Nhơn. 1 Hàn Mạc Tử, Quy Nhơn. Điện thoại: 3747 100 Fax: 3747 111
  • Khách sạn Hoàng Yến. 5 An Dương Vương, Quy Nhơn. Điện thoại: 3746 900 Fax: 3746 756
  • Khách sạn Quy Nhơn. 8 Nguyễn Huệ, Quy Nhơn. Điện thoại: 3892 401/ 3891 978 Fax: 3891 162
  • Khách sạn Điện Ảnh. 296 Phan Bội Châu, Quy Nhơn. Điện thoại: 3822 876 Fax: 3822 869
  • Khách sạn Anh Thư. 25 (54) Mai Xuân Thưởng, Quy Nhơn. Điện thoại: 3821 168/ 3812 366 Fax: 3819 163
  • Khách sạn Bình Dương. 493 An Dương Vương, Quy Nhơn. Điện thoại: 3846 355 Fax: 3546 667
  • Khách sạn Hải Hà. 5 Trần Bình Trọng, Quy Nhơn. Điện thoại: 3891 295 Fax: 3892 300
  • Khách sạn Lê Lợi. 9 Lê Lợi, Quy Nhơn. Điện thoại: 3822 292/ 3824 198 Fax: 3827 699
  • Khách sạn Ngân hàng Công Thương. 259 Lê Hồng Phong, Quy Nhơn. Điện thoại: 3822 779 Fax: 3823 592
  • Khách sạn Thanh Linh. 148 Nguyễn Huệ, Quy Nhơn. Điện thoại: 3825 885 Fax: 3825 892
  • Khách sạn Đông Phương. 60 Mai Xuân Thưởng, Quy Nhơn. Điện thoại: 3822 915 Fax: 3821 433
  • Khách sạn Điện Lực. 249 Lê Hồng Phong, Quy Nhơn. Điện thoại: 3822 770
  • Khách sạn Công Đoàn. 686 Trần Hưng Đạo, Quy Nhơn. Điện thoại: 3791 787/ 3792 239 Fax: 3793 077
  • Khách sạn Hoàng Kim. 369 Lê Hồng Phong, Qui Nhơn. Điện thoại: 3828 767 Fax: 3823 826
  • Khách sạn Nam Phương. 72 Trần Nhân Tông, Quy Nhơn. Điện thoại: 546029
  • Khách sạn Ngân hàng Nông Nghiệp. 202 Trần Hưng Đạo, Quy Nhơn. Điện thoại: 3822 245 Fax: 3891 073
  • Khách sạn Quý. 9 Chu Văn An, Quy Nhơn. Điện thoại: 3829 999 Fax: 3812 188

An toàn[sửa]

Cao.

Điểm tiếp theo[sửa]