Tải xuống tệp GPX cho bài viết này
Từ Wikivoyage

Serbia
Vị trí
Quốc kỳ
Thông tin cơ bản
Thủ đô Belgrade
Chính phủ Dân chủ nghị viện
Tiền tệ Serbian Dinar (RSD)
Diện tích 88.361 km2
Dân số 7.186.862 (điều tra năm 2011)
Ngôn ngữ Tiếng Serbia 84% (chính thức), tiếng Hungaria 3,8%, Romany (Gypsy) 1.1%, khác 4.1%, unknown 0.9% (2002 census)

Ghi chú: tiếng Romania, tiếng Hungaria,tiếng Slovakia, tiếng Ukrainia, và tiếng Croatian tất cả là chính thức của Vojvodina

Tôn giáo Chính thống giáo 80%, Công giáo Rôma 6,5%, Hồi giáo 3,5%, Tin lành 1%, khác 11%
Hệ thống điện 230V/50Hz (ổ cắm điện châu Âu)
Mã số điện thoại +381
Internet TLD .rs
Múi giờ UTC +1

Serbia, tên chính thức là Cộng hòa Serbia (tiếng Serbia: Република Србија - Republika Srbija) là một quốc gia không giáp biển thuộc khu vực đông nam Châu Âu.

Tổng quan[sửa]

Serbia từng là một quốc gia có nền văn hóa phát triển cao vào thời kỳ trung cổ trước khi trở thành thuộc địa của Đế chế Ottoman. Năm 1878, Serbia chính thức giành lại được nền độc lập cho dân tộc. Đường biên giới hiện nay của Serbia được hình thành sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc và nước này trở thành một bộ phận của Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Nam Tư, một quốc gia xã hội chủ nghĩa nhưng không phải là đồng minh của Liên Xô. Khi Liên bang Nam Tư giải thể vào thập niên 1990, chỉ còn lại Montenegro ở lại với Serbia trong liên bang Serbia và Montenegro. Năm 2006, Montenegro tách khỏi liên bang và Serbia trở thành một quốc gia độc lập. Hiện nay vấn đề vùng lành thổ Kosovo tách khỏi Serbia để thành lập một quốc gia độc lập vẫn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi trên thế giới.

Ngày nay Serbia là một nước cộng hòa đa đảng theo thể chế dân chủ đại nghị. Thủ tướng là người đứng đầu nhà nước và nắm thực quyền chính ở Serbia. Nền kinh tế Serbia hiện nay đang tăng trưởng khá nhanh và thu nhập bình quân của nước này được xếp vào nhóm trung bình trên của thế giới. Serbia cũng là nước có Chỉ số Phát triển Con người (HDI) cao.

Địa lý[sửa]

Serbia là ngã tư đường giữa Trung Âu, Nam Âu và Đông Âu, giữa bán đảo Balkan và Đồng bằng Pannonian. Serbia có tiềm năng rất lớn về vận tải đường thuỷ.Dù là một nước nằm kín trong lục địa, có khoảng 2000 km sông và kênh phù hợp với vận tải thuỷ, những sông lớn nhất là: Danube, Sava, Tisa, cùng với các sông Timiş và Begej, tất cả chúng nối Serbia với Bắc và Tây Âu (thông qua đường Kênh Rhine-Main-Danube – Biển Bắc), tới Đông Âu (qua Tisa, Timiş, Begej và các đường ra Biển Đen của sông Danube) và tới Nam Âu (qua sông Sava). Hai thành phố lớn nhất của Serbia – Belgrade và Novi Sad, cũng như Smederevo – có những cảng lớn trên sông Danube. Vùng phía bắc đất nước nằm hoàn toàn bên trong Đồng bằng Pannonian Trung Âu. Mũi cực đông của Serbia kéo tới Đồng bằng Wallachian. Biên giới phía bắc đất nước là dãy Núi Carpathian, chạy suốt Trung Âu. Dãy Nam Carpathian gặp dãy Núi Balkan, theo dòng Velika Morava, một con sông dài 500 km (có thể giao thông thuỷ một phần). Đỉnh Midžor là đỉnh cao nhất ở đông Serbia ở độ cao 2156 m. Ở đông nam, dãy núi Balkan gặp dãy Núi Rhodope. Núi Šar của Kosovo là biên giới với Albania, với một trong những đỉnh cao nhất trong vùng, Djeravica (2656 m). Dinaric Alps của Serbia chạy theo dòng chảy của sông Drina (với 350 km có thể giao thông thuỷ với các tàu nhỏ) nhìn lên những đỉnh núi Dinaric ở bờ đối diện thuộc Bosnia và Herzegovina. Hơn một phần tư diện tích Serbia (27%) là rừng. Năm 2010, theo kế hoạch, các vườn quốc gia sẽ chiếm 10% tổng diện tích lãnh thổ.

Khí hậu[sửa]

Khí hậu Serbia thay đổi từ khí hậu lục địa ở phía bắc, với các mùa đông lạnh, và các mùa hè nóng, ẩm với lượng mưa phân bố khá đều, và một kiểu khí hậu thiên về Adriatic ở phía nam với mùa hè và mùa thu nóng, khô và mùa đông khá lạnh với lượng mưa khá lớn trong đất liền. Những khác biệt về độ cao, sự gần gũi với Biển Adriatic và các châu thổ sông lớn, cũng như những cơn gió là nguyên nhân gây ra những sự khác biệt về khí hậu. Vojvodina có kiểu khí hậu đặc trưng lục địa, với những khối không khí từ bắc và tây Âu tạo nên đặc trưng của nó. Nam và tây nam Seriba thuộc ảnh hưởng của vùng Địa Trung Hải. Tuy nhiên, dãy Dinaric Alps và các rặng núi khác cũng góp phần làm lạnh bớt hầu hết các khối không khí ấm. Mùa đông khá khắc nghiệt tại Sandžak bởi các dãy núi bao quanh cao nguyên.

Nhiệt độ không khí trung bình năm trong giai đoạnSerbia là ngã tư đường giữa Trung Âu, Nam Âu và Đông Âu, giữa bán đảo Balkan và Đồng bằng Pannonian. Serbia có tiềm năng rất lớn về vận tải đường thuỷ. Dù là một nước nằm kín trong lục địa, có khoảng 2000 km sông và kênh phù hợp với vận tải thuỷ, những sông lớn nhất là: Danube, Sava, Tisa, cùng với các sông Timiş và Begej, tất cả chúng nối Serbia với Bắc và Tây Âu (thông qua đường Kênh Rhine-Main-Danube – Biển Bắc), tới Đông Âu (qua Tisa, Timiş, Begej và các đường ra Biển Đen của sông Danube) và tới Nam Âu (qua sông Sava). Hai thành phố lớn nhất của Serbia – Belgrade và Novi Sad, cũng như Smederevo – có những cảng lớn trên sông Danube. Vùng phía bắc đất nước nằm hoàn toàn bên trong Đồng bằng Pannonian Trung Âu. Mũi cực đông của Serbia kéo tới Đồng bằng Wallachian. Biên giới phía bắc đất nước là dãy Núi Carpathian, chạy suốt Trung Âu. Dãy Nam Carpathian gặp dãy Núi Balkan, theo dòng Velika Morava, một con sông dài 500 km (có thể giao thông thuỷ một phần). Đỉnh Midžor là đỉnh cao nhất ở đông Serbia ở độ cao 2156 m. Ở đông nam, dãy núi Balkan gặp dãy Núi Rhodope. Núi Šar của Kosovo là biên giới với Albania, với một trong những đỉnh cao nhất trong vùng, Djeravica (2656 m). Dinaric Alps của Serbia chạy theo dòng chảy của sông Drina (với 350 km có thể giao thông thuỷ với các tàu nhỏ) nhìn lên những đỉnh núi Dinaric ở bờ đối diện thuộc Bosnia và Herzegovina. Hơn một phần tư diện tích Serbia (27%) là rừng. Năm 2010, theo kế hoạch, các vườn quốc gia sẽ chiếm 10% tổng diện tích lãnh thổ.

Khí hậu[sửa]

Khí hậu Serbia thay đổi từ khí hậu lục địa ở phía bắc, với các mùa đông lạnh, và các mùa hè nóng, ẩm với lượng mưa phân bố khá đều, và một kiểu khí hậu thiên về Adriatic ở phía nam với mùa hè và mùa thu nóng, khô và mùa đông khá lạnh với lượng mưa khá lớn trong đất liền. Những khác biệt về độ cao, sự gần gũi với Biển Adriatic và các châu thổ sông lớn, cũng như những cơn gió là nguyên nhân gây ra những sự khác biệt về khí hậu. Vojvodina có kiểu khí hậu đặc trưng lục địa, với những khối không khí từ bắc và tây Âu tạo nên đặc trưng của nó. Nam và tây nam Seriba thuộc ảnh hưởng của vùng Địa Trung Hải. Tuy nhiên, dãy Dinaric Alps và các rặng núi khác cũng góp phần làm lạnh bớt hầu hết các khối không khí ấm. Mùa đông khá khắc nghiệt tại Sandžak bởi các dãy núi bao quanh cao nguyên. Nhiệt độ không khí trung bình năm trong giai đoạn 1961–90 của vùng này với độ cao lên tới 300 m là 10.9 °C. Các khu vực có độ cao từ 300 m tới 500 m có nhiệt độ trung bình năm khoảng 10.0 °C, và trên 1000 m khoảng 6.0 °C. Nhiệt độ thấp nhất ghi nhận được ở Serbia là –39.5 °C (-39 °F, 13 tháng 1 năm 1985, Karajukića Bunari tại Pešter), và cao nhất là 44.9 °C (113 °F, 24 tháng 7 năm 2007, Smederevska Palanka). Vào mùa hè năm 2007, nhiệt độ lên tới 46 °C ở Serbia (23 tháng 7; 114.8 °F).[cần dẫn nguồn] 1961–90 của vùng này với độ cao lên tới 300 m là 10.9 °C. Các khu vực có độ cao từ 300 m tới 500 m có nhiệt độ trung bình năm khoảng 10.0 °C, và trên 1000 m khoảng 6.0 °C. Nhiệt độ thấp nhất ghi nhận được ở Serbia là –39.5 °C (-39 °F, 13 tháng 1 năm 1985, Karajukića Bunari tại Pešter), và cao nhất là 44.9 °C (113 °F, 24 tháng 7 năm 2007, Smederevska Palanka). Vào mùa hè năm 2007, nhiệt độ lên tới 46 °C ở Serbia (23 tháng 7; 114.8 °F).

Vùng[sửa]

Serbia nằm trên phần phía nam của đồng bằng Pannonia và phần trung tâm của bán đảo Balkan. Địa hình phía bắc nước này chủ yếu là đồng bằng còn phía nam lại nhiều đồi núi. Serbia giáp với Hungary về phía bắc; Romania và Bulgaria về phía đông; Albania và Cộng hòa Macedonia về phía nam; và cuối cùng giáp với Montenegro, Croatia và Bosna và Hercegovina về phía tây.

Serbia có thể chia thành 5 vùng và một nước cộng hòa độc lập trên thực tế:

Lãnh thổ tranh chấp[sửa]

Kosovo
Được coi là một tỉnh tự trị của Serbia bởi Liên Hiệp Quốc, Kosovo đã được công nhận bởi nhiều quốc gia phương Tây và là một nước cộng hòa độc lập trên thực tế. Nó có một phần lớn dân Albania tuy nhiên, phía Bắc, phần lớn người Serbia của Kosovo vẫn còn kết nối với Serbia.

Chúng tôi đưa Kosovo trong một bài viết riêng biệt. Trong khi tính hợp pháp của chính quyền Kosovo còn là vấn đề tranh chấp của nhiều quốc gia, từ quan điểm của người du lịch thì chính phủ Kosovo có quyền kiểm soát trên thực tế đối với khu vực (quy định thị thực, pháp luật, tiền tệ riêng biệt, vv), ngoại trừ Bắc Kosovo. Đây không phải là một sự chứng thực về mặt chính trị đối với các yêu cầu của cả hai bên trong cuộc tranh chấp.


Thành phố[sửa]

Beograd (tiếng Serbia: Београд, Beograd) là thủ đô và là thành phố lớn nhất của Serbia.

Các điểm đến khác[sửa]

Đến[sửa]

Bằng đường hàng không[sửa]

Belgrade: Sân bay chính của Serbia là Sân bay Belgrade Nikola Tesla (BEG), cách trung tâm Belgrade vài km. Các hãng hàng không lớn Châu Âu bay từ Belgrade. Hãng hàng không quốc gia Air Serbia có tuyến bay đến hầu hết các thành phố lớn Châu Âu, bắc Phi và Trung Đông. Các hãng hàng không sau bay đến Belgrade:

  • Aeroflot [1] (Moscow -Sheremetyevo),
  • AirBaltic [2] (Riga) (từ tháng 4 đến tháng 10),
  • Air France [3] (Paris - Charles de Gaulle),
  • Austrian Airlines [4] (Vienna),
  • Gazpromavia [5] (Sochi),
  • Air Serbia [6] (Amsterdam, Athens, Berlin-Tegel, Brussels, Copenhagen, Dubai, Dubrovnik, Düsseldorf, Frankfurt, Girona, Gothenburg-Landvetter, Istanbul-Atatürk, Larnaca, London-Heathrow, Milan-Malpensa, Monastir, Moscow-Sheremetyevo, Ohrid, Paris-Charles de Gaulle, Podgorica, Rome-Fiumicino, Sarajevo, Skopje, Stockholm-Arlanda, Stuttgart, Tel Aviv, Thessaloniki, Tivat, Vienna, Zürich),
  • LOT Polish Airlines [7] (Warsaw),
  • Lufthansa [8] (Frankfurt, Munich),
  • Montenegro Airlines [9] (Podgorica, Tivat),
  • Norwegian [10] (Oslo, Stockholm),
  • Swiss International Air Lines [11] (Zürich),
  • TAROM [12] (Bucharest)
  • Tunisair [13] (Enfidha, Tunis)
  • Turkish Airlines [14] (Istanbul-Atatürk).
  • Wizzair [15] (Charleroi, Dortmund, Eindhoven, Gothenburg-City, London-Luton, Malmö, Memmingen, Rome-Fiumicino, Stockholm-Skavsta)

Bằng tàu hỏa[sửa]

Bằng ô-tô[sửa]

Bằng buýt[sửa]

Bằng tàu thuyền[sửa]

Đi lại[sửa]

Ngôn ngữ[sửa]

Mua sắm[sửa]

Chi phí[sửa]

Thức ăn[sửa]

Đồ uống[sửa]

Chỗ nghỉ[sửa]

Học[sửa]

Làm[sửa]

An toàn[sửa]

Y tế[sửa]

Tôn trọng[sửa]

Liên hệ[sửa]


Bài viết này còn ở dạng sơ khai nên cần bổ sung nhiều thông tin hơn. Nó có thể không có nhiều thông tin hữu ích. Hãy mạnh dạn sửa đổi và phát triển bài viết!